Mặc dù lợi ích to lớn của
gạch không nung đã được cả xã hội thừa nhận nhưng hiện nay gạch không nung vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng trên thị trường. Sản phẩm làm ra không bán được, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng, nhiều dự án đầu tư phải “xét lại”, và nguy cơ các chỉ tiêu định hướng phát triển sản xuất và sử dụng sản phẩm này của nhà nước không thể đạt được là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển
gạch không nung nhưng chậm đi vào đời sống thực tiễn. Vì vậy, yêu cầu nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tiến trình phát triển gạch không nung Việt Nam cần được đặt ra một cách nghiêm túc nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Một số thực trạng và giải pháp cụ thể cần thực hiện đó là:
Hiện nay, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện chính sách phát triển vật liệu không nung. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp thế nào, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan tới đâu lại không có quy định chi tiết.
Cần thiết phải tổ chức một bộ máy chuyên trách ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh để phát triển gạch không nung. Cấp Trung ương cần có một “Ban chỉ đạo Quốc gia” trực thuộc Thủ tướng gồm đại diện các Bộ có liên quan là hết sức cần thiết. Ban này sẽ có đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm để đưa các chính sách của Nhà nước mà cụ thể là
Quyết định số 567/QĐ-TTg và
Chỉ thị số 10/CT-TTg vào đời sống thực tiễn.
Tại các địa phương, mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương cần có một bộ phận chuyên trách giúp cho UBND cấp tỉnh triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương của nhà nước, đề ra các biện pháp cụ thể phù hợp tình hình địa phương nhằm khuyến khích việc sản xuất và sử dụng gạch không nung, tăng cường quản lý đối với gạch nung gây ô nhiễm môi trường.
Xây dựng đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống các văn bản pháp quy về phát triển gạch không nung
Quyết định số 567/QĐ-TTg đã ra đời hơn 2 năm nhưng đến nay các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành chưa được ban hành đồng bộ. Ngoài việc cho ra đời một số văn bản mang tính hỗ trợ kỹ thuật của Bộ Xây dựng như Định mức thiết kế, nghiệm thu tường xây gạch không nung, còn lại, hàng loạt những chính sách ưu đãi, những giải pháp mang tính hỗ trợ tích cực
nhằm phát triển VLX không nung đến nay vẫn chỉ là “chương trình” mà chưa có căn cứ chi tiết để các doanh nghiệp “bám” vào để thực hiện.
Đơn cử, tại Khoản 1 Điều 2 của
Quyết định 567 nêu rõ trách nhiệm của Bộ xây dựng chủ trì, phối hợp “Lập danh mục các loại thiết bị, vật tư sản xuất vật liệu xây không nung được miễn thuế nhập khẩu” nhưng đến nay chưa có. Do vậy, các doanh nghiệp đầu tư các dự án sản xuất gạch không nung để được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu thiết bị lại phải đi “xin” xác nhận của các cơ quan chức năng rất mất thời gian và tốn kém. Có doanh nghiệp “ngại” thủ tục nên phó mặc cho các cơ quan hải quan “định đoạt” quyền lợi đáng ra đương nhiên được hưởng của mình.
Khi tổ chức Hội thảo quốc tế “Các giải pháp đầu tư, sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung”, một số vị lãnh đạo đã đưa ra ý kiến sẽ có những chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 567 như ưu đãi thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất, áp thuế GTGT 5%, ưu đãi vay vốn... khiến cho “trào lưu” đầu tư sản xuất gạch không nung bùng lên mạnh mẽ với niềm tin quyết thắng. Kết quả đến nay ra sao? Cũng vẫn chỉ là những ý tưởng tại hội thảo mà chưa biết đến bao giờ mới thành hiện thực.
Chỉ thị số 10/CT-TTg được ban hành như một “liều thuốc mạnh”, thể hiện sự quyết tâm cao độ của Người đứng đầu Chính phủ vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và của các UBND cấp tỉnh đã được nêu cụ thể tại Chỉ thị này nhưng đến nay, sau nửa năm ban hành, Chỉ thị 10 vẫn chỉ được nhắc đến một cách chung chung, chưa có văn bản nào chi tiết hơn chính những chỉ đạo chung mang tính tổng thể của Thủ tướng.
Tăng cường pháp chế, giữ vững kỷ cương, kỷ luật đối với hoạt động quản lý, quy hoạch, phát triển vật liệu xây
Một là: Trong lập quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất vật liệu xây nói chung phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng, cơ chế xin – cho cần phải được dẹp bỏ.
Thực tế tại một số địa phương cho thấy, quy hoạch sản xuất gạch đất sét nung chậm được công bố hoặc không công bố công khai. Chỉ có “quen biết” mới mong “xin” được dự án gạch tuynel. Chính tình trạng này đã đưa đến kết quả nhiều dự án đăng ký sản xuất gạch tuynel nhưng lại đầu tư công nghệ lạc hậu, hao phí tài nguyên, gây ảnh hưởng môi trường sinh hoạt của nhân dân, chấp hành nghĩa vụ nhà nước không đầy đủ. Còn một số nhà đầu tư thực sự có năng lực, họ sẵn sàng đầu tư công nghệ cao thì lại chậm chân, thiếu thông tin và không “xin” được dự án.
Thêm vào đó, thực trạng đáng buồn là rất nhiều dự án gạch đất sét nung có sự tham gia góp sức, góp vốn của một số quan chức hoặc người nhà quan chức địa phương. Đây là rào cản rất lớn để phát triển các dự án gạch không nung và cũng là một trong những lý do khiến cho gạch không nung khó tiếp cận các công trình của nhà nước dù đã có chỉ thị của Thủ tướng bắt buộc phải sử dụng.
Đối với quy hoạch phát triển
gạch không nung, tuy không “béo bở” như gạch đất sét nung nhưng vấn đề thông tin quy hoạch thiếu công khai, minh bạch nên các nhà đầu tư cũng không dễ tiếp cận. Để “xin” được dự án, các nhà đầu tư tốn kém không ít thời gian và tiền bạc. Đây cũng là một trong những lý do làm tăng cao chi phí cho gạch không nung.
Hai là: Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đầu tư hơn nữa; xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các cơ quan và cán bộ, công chức để tạo ra chuyển biến tích cực trong việc giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp; ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng sự phát triển của gạch không nung.
Ba là: Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp sản xuất gạch đất sét nung để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây.
Bốn là: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến mọi tầng lớp xã hội nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, sử dụng gạch không nung nói riêng.
Nâng cao năng lực và nhận thức về lợi ích sản phẩm từ chính đội ngũ làm công tác quản lý
Để quản lý nhà nước tốt về ngành hay lĩnh vực nào thì cần phải có đội ngũ nhân sự “vừa hồng vừa chuyên” về ngành hay lĩnh vực ấy. Đội ngũ làm công tác quản lý phát triển vật liệu xây cần phải có chuyên môn và bản lĩnh vững vàng để thẩm định, lựa chọn công nghệ và phát triển sản phẩm phù hợp. Tránh tình trạng sử dụng công nghệ lạc hậu hay định hướng phát triển sản phẩm không phù hợp với lợi thế của địa phương.
Lợi ích của sản phẩm
gạch không nung là rất rõ ràng nhưng không phải nhà quản lý nào cũng biết. Số lượng các nhà quản lý sẵn sàng sử dụng gạch không nung cho các công trình do mình quản lý hay công trình của chính gia đình mình lại rất ít ỏi. Chỉ có nhận thức đúng đắn về lợi ích sản phẩm, hiểu rõ những giá trị tốt đẹp do gạch không nung mang lại và gương mẫu đi đầu trong việc sử dụng thì các nhà quản lý mới dễ đưa chính sách của nhà nước vào đời sống thực tiễn, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ các thành phần xã hội khác thực hiện theo.
Thực tế tại Việt Nam đã chứng minh, bất kỳ hoạt động nào có sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng thì nội dung đó được các cấp, các ngành và cả xã hội nghiêm túc thực hiện.
Phát triển gạch không nung ngoài ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường còn có ý nghĩa chính trị quan trọng, do vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là hết sức cần thiết.
Định hướng sản xuất và sử dụng
gạch không nung thay thế gạch đất sét nung của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn, là sự phù hợp thông lệ quốc tế quan tâm lợi ích tổng thể về tài nguyên, về môi trường, về ý nghĩa nhân văn của sản phẩm, là sự thể hiện trách nhiệm của các thế hệ hôm nay đối với các thế hệ tương lai. Nhưng để các chủ trương, chính sách đi vào đời sống thực tiễn, để làm cho ngành gạch không nung non trẻ có vị thế xứng đáng trên thị trường thì có rất nhiều việc phải làm, phải huy động đồng bộ nhiều nguồn lực, nhưng việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước là việc làm đầu tiên, là tiền đề để gạch không nung Việt Nam phát triển.
Trần Xuân Thạch - Phòng QLHĐXD (Tổng hợp).
Phụ lục trang web:
1. Máy gạch thủy lực
-
Dây chuyền sản xuất gạch blcok xi măng cốt liệu tự động hoàn toàn
-
Dây chuyền sản xuất gạch không nung thủy lực tự động hoàn toàn QTY4 -15A
-
Dây chuyền sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu QT6 -15A
-
Dây chuyền sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu QT8 -15A
-
Dây chuyền sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu QTY10-15A
-
Dây chuyền sản xuất gạch không nung qty4-15
-
Máy sản xuất gạch không nung | máy ép gạch block QT4 – 15B
-
Máy ép gạch bê tông bán tự động QT4-20
-
Dây chuyền sản xuất gạch block xi măng cốt liệu hệ thủy lực ( BB-B-40)
-
Dây chuyền sản xuất gạch blcok xi măng cốt liệu BB-B-60
2.Máy gạch Cơ khí
-
Máy gạch không nung sản xuất gạch 4 lỗ 80*80*180 mm
-
Máy ép gạch không nung hệ cơ khí 2 trục 8 viên (BB-C-2-18)
-
Dây chuyền sản xuất gạch không nung bán tự động BB-CB18
-
Máy ép gạch không nung hệ cơ khí 4 trục 10 viên BB-C-4-10
-
Máy ép gạch không nung hệ cơ khí 2 trục 8 viên (BB-C-2-8)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét